Thời gian: 12-13/11/2015.
Địa điểm: Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ quan tổ chức: Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại và Khoa Triết học phụ trách.
I. Sự cần thiết của Hội thảo
Nước Đức là quê hương của nhiều nhà triết học và nhà tư tưởng kiệt suất của nhân loại. Trong lĩnh vực triết học, chúng ta biết tới tên tuổi của các triết gia cổ điển Đức như G. Leibniz, I. Kant, J.G. Fichte, W. Schelling, G.W.F. Hegel, tiếp đó là L. Wittgenstein, M. Heidegger, K. Jaspers, vv... Trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác, giới nghiên cứu Việt Nam cũng quen thuộc với tên tuổi của M. Weber, K. Jung, K. Popper và nhiều nhà tư tưởng khác có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Năm nay, Việt Nam và CHLB Đức kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nhân dịp này, việc tổ chức Hội thảo là dịp để các nhà khoa học hai nước có thêm điều kiện để trao đổi chuyên môn và hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy.
II. Nội dung Hội thảo
Tọa đàm tập trung vào những chủ đề chính sau đây:
1. Các triết gia Ki tô giáo Đức và đóng góp của họ trong các lĩnh vực triết học, thần học cũng như các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác
2. Các nhà tư tưởng Ki tô giáo Đức trong so sánh với các nhà tư tưởng Ki tô giáo Âu-Mỹ
3. Nghiên cứu và giảng dạy các nhà tư tưởng Đức ở Việt Nam trước và sau 1990: vấn đề và triển vọng
4. Kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy các nhà tư tưởng Đức ở các nước Âu-Mỹ và các nước trong khu vực
Đề nghị quý vị viết bài cho Hội thảo, gửi tới Ban tổ chức trước 31/10/2015 theo địa chỉ: thunh.ussh@hotmail.com hoặc nguyenquanghung50@gmail.com khổ chữ A4, word 2003, phông chữ time new roman. Để tiện lợi cho việc biên tập và in Kỷ yếu sau Hội thảo, các bài viết có trích dẫn rõ ràng ở cuối trang, kèm tóm tắt nội dung bài viết khoảng ½ -1 trang A4 bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
Xin trân trọng cảm ơn.
BAN TỔ CHỨC
Social Footer